In dập nổi được biết đến là kỹ thuật in ấn tạo hiệu ứng ba chiều trên bề mặt vật liệu giúp hình ảnh, chữ viết trở nên sống động hơn. Nó thường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nhằm tăng tính thẩm mỹ và giá trị thương hiệu. Cùng tìm hiểu chi tiết về tổng quan về kỹ thuật in dập nổi trong ngành công nghiệp in ấn hiện nay trong bài viết dưới đây!
In dập nổi là gì?
In dập nổi là kỹ thuật in ấn sử dụng khuôn để tạo hiệu ứng nổi trên bề mặt vật liệu đa dạng như giấy, nhựa, da hoặc kim loại. Phần được dập nổi sẽ cao hơn bề mặt xung quanh, giúp thiết kế trở nên sống động và sang trọng hơn. Kỹ thuật này thường được áp dụng cho logo, họa tiết trang trí hoặc các chi tiết quan trọng trong thiết kế làm cho sản phẩm in ấn trở nên nổi bật và thu hút hơn.
Kỹ thuật in dập nổi có nhiều ưu điểm vượt trội so với các kỹ thuật in ấn khác, cùng Hunufa tìm hiểu ngay sau đây:
- Tăng tính thẩm mỹ: Kỹ thuật in này tạo ra hiệu ứng 3D, làm cho sản phẩm in ấn trở nên sang trọng và bắt mắt hơn giúp quảng bá thương hiệu quả.
- Tạo điểm nhấn: Giúp làm nổi bật các chi tiết quan trọng như logo, tên thương hiệu, hình ảnh, thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Tăng giá trị sản phẩm: Các sản phẩm in ấn được dập nổi thường có giá trị cao hơn so với sản phẩm in ấn thông thường do quy trình in ấn yêu cầu cao hơn.
- Đa dạng ứng dụng: Kỹ thuật in ấn này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như in ấn bao bì, nhãn mác, thiệp mời, danh thiếp, sách, tạp chí,… do in dập nổi có thể in trên nhiều bề mặt giấy khác nhau từ giấy đến kim loại.
Các định lượng và loại giấy phổ biến khi sử dụng in dập nổi
Không phải loại giấy nào cũng sẽ phù hợp với in dập nổi. Dưới đây là một số loại giấy phổ biến sử dụng trong kỹ thuật in này hiện nay:
- Giấy Couche: Có bề mặt bóng, mịn và độ trắng cao, thường được sử dụng cho in ấn chất lượng cao. Giấy Couche có định lượng từ 100-300 gsm là phù hợp cho in dập nổi.
- Giấy Bristol: Loại giấy cứng cáp, có độ dày và độ bền cao, thường được sử dụng cho in ấn hộp giấy, thiệp mời, danh thiếp. Giấy Bristol có định lượng từ 200-400 gsm là phù hợp cho in dập nổi.
- Giấy Ivory: Giấy Ivory có bề mặt mịn, màu trắng ngà, thường được sử dụng cho in ấn bao bì, nhãn mác. Giấy Ivory có định lượng từ 200-400 gsm là phù hợp cho in dập nổi.
- Giấy Kraft: Loại giấy bền và chắc chắn, thường được sử dụng cho các ứng dụng có khả năng chịu lực cao. Tuy nhiên, không phải loại giấy Kraft nào cũng phù hợp cho việc in dập nổi. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần lựa chọn loại giấy Kraft có độ mịn và mềm dẻo với định lượng từ 250-400 gsm.
- Giấy mỹ thuật: Loại giấy cao cấp, có nhiều màu sắc và vân khác nhau, thường được sử dụng cho in ấn các sản phẩm đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Giấy mỹ thuật có định lượng từ 200-400 gsm là phù hợp cho in dập nổi.
Quy trình in dập nổi
Để tạo ra sản phẩm in dập nổi chất lượng, quy trình này sẽ cần đảm bảo các bước bao gồm:
Bước 1: Thiết kế mẫu và chuẩn bị file in
Chuẩn bị file thiết kế với các chi tiết cần dập nổi bằng việc sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa để tạo file in với độ phân giải cao, đảm bảo các chi tiết cần dập nổi được thể hiện rõ ràng.
Bước 2: Tạo khuôn dập
Sử dụng kim loại như đồng hoặc kẽm để chế tạo khuôn in. Khuôn dập nổi được thiết kế dựa trên file in, đảm bảo độ chính xác và sắc nét của các chi tiết nổi.
Bước 3: Gia nhiệt khuôn
Làm nóng khuôn để giúp vật liệu in định hình trên khuôn tốt hơn.
Bước 4: Dập nổi
Đưa vật liệu in vào máy dập và ép khuôn để tạo hiệu ứng. Sử dụng máy dập nổi để ép chúng lại với nhau dưới áp lực và nhiệt độ thích hợp.
Bước 5: Kiểm tra chất lượng
Đảm bảo độ nổi đồng đều, sắc nét sau khi in dập nổi nhằm loại bỏ các sản phẩm lỗi, đảm bảo độ chính xác và sắc nét của các chi tiết nổi.
Ứng dụng của in dập nổi
Nhờ vào khả năng tạo ra các họa tiết nổi bật trên bề mặt giấy, kỹ thuật này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của in dập nổi trong thực tế:
- Bao bì sản phẩm: Việc in dập nổi logo, tên sản phẩm hoặc hình ảnh trên ly giấy cao cấp, cốc giấy, hộp giấy, túi giấy,… giúp bao bì trở nên nổi bật và thu hút khách hàng.
- Danh thiếp: Việc in dập nổi trên các tấm danh thiếp của doanh nghiệp nhằm tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp và chỉn chu trong mắt khách hàng.
- Thiệp cưới, thiệp mời: In dập nổi hoa văn, chữ viết hoặc logo trên thiệp mời làm tăng tính sang trọng và lịch sự gửi đến khách mời của họ.
- Sách, tạp chí: Ngoài in dập nổi trên bao bì sản phẩm, thiệp mời và danh thiếp thì in dập nổi tên sách, tên tác giả hoặc hình ảnh minh họa giúp cuốn sách trở nên đặc biệt và thu hút hon
- Nhãn mác, tem chống giả: In nổi trên các chi tiết nổi trên tem, nhãn hàng làm tăng tính bảo mật và giá trị của sản phẩm.
In dập nổi trên ly giấy là một kỹ thuật in ấn độc đáo, tạo ra hiệu ứng 3D nổi trên nền ly, mang đến cảm giác sang trọng và bắt mắt cho sản phẩm. Kỹ thuật này sử dụng khuôn kim loại được khắc hình ảnh hoặc logo, sau đó ép lên bề mặt ly giấy dưới áp lực cao, tạo ra các chi tiết nổi lên trên bề mặt.
In dập nổi không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho ly giấy mà còn tạo ấn tượng riêng biệt khi ly giấy được đặt cạnh các loại ly khác. Nhiều chi tiết nổi 3D giúp logo, tên thương hiệu hoặc hình ảnh trở nên sống động và thu hút người nhìn hơn. Đặc biệt, khi kết hợp với các kỹ thuật in ấn khác như ép kim, phủ UV, in dập nổi càng làm tăng thêm vẻ sang trọng và đẳng cấp cho sản phẩm.
Kỹ thuật in dập nổi thường được sử dụng cho các loại ly giấy cao cấp, ly giấy dùng trong các sự kiện đặc biệt, hoặc ly giấy của các thương hiệu muốn tạo dấu ấn riêng. In dập nổi giúp nâng tầm giá trị sản phẩm, thể hiện sự chuyên nghiệp và đẳng cấp của thương hiệu.
So sánh in dập nổi với các kỹ thuật in ấn khác
In dập nổi là một kỹ thuật in ấn đặc biệt tạo ra hiệu ứng 3D nổi trên bề mặt vật liệu in. So với các kỹ thuật in ấn khác, in dập nổi có những ưu điểm và nhược điểm riêng:
Kỹ thuật in | Ưu điểm | Nhược điểm | Ứng dụng |
In dập nổi | Tính thẩm mỹ cao, tăng tính sang trọng, độ bền cao | Chi phí cao, hạn chế về vật liệu, khó in chi tiết nhỏ | Thiệp mời, danh thiếp, bao bì, tạp chí |
In lụa | Đa dạng màu sắc, phù hợp in trên nhiều loại vật liệu | Tốc độ in chậm và độ chính xác không cao | Túi vải, túi nilon, chai lọ, áo phông |
In offset | Chất lượng in cao, giá thành rẻ khi in số lượng lớn | Chi phí đầu tư ban đầu cao, khó in số lượng ít | Decal, catalogue,tờ rơi, hộp giấy |
In flexo | In trên nhiều loại vật liệu, bền màu | Chất lượng in không bằng in offset, chi phí bản in cao | Bao bì, tem nhãn, thùng carton |
Những lưu ý khi sử dụng kỹ thuật in dập nổi
In dập nổi là một kỹ thuật in ấn đặc biệt tạo ra hiệu ứng 3D nổi trên bề mặt vật liệu in, mang lại vẻ đẹp sang trọng và thu hút cho sản phẩm in ấn. Tuy nhiên, để đạt được kết quả in dập nổi đẹp và chất lượng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn loại giấy phù hợp: Chọn giấy có độ dày và độ cứng nhất định để đảm bảo hình ảnh dập nổi được sắc nét và không bị biến dạng.
- Chọn thiết kế tối giản: Tránh chi tiết quá nhỏ vì có thể không rõ nét sau khi dập. Kỹ thuật in dập nổi không phù hợp để in các chi tiết quá nhỏ hoặc quá phức tạp.
- Sử dụng kết hợp ép kim: Có thẻ sử dụng kết hợp ép kim vì điều này sẽ giúp tăng hiệu ứng sang trọng.
- Kiểm tra chất lượng khuôn dập: Khuôn dập nổi thường được làm bằng kim loại. Nên chọn khuôn có chất liệu tốt để đảm bảo độ bền và độ sắc nét của hình ảnh dập nổi.
- Tính toán chi phí hợp lý: Vì in dập nổi có giá thành cao hơn so với in thông thường nên cân nhắc chi phí trước khi in dập nổi.
Kết luận
In dập nổi là một kỹ thuật in ấn cao cấp giúp nâng tầm sản phẩm và thương hiệu đến khách hàng của bạn. Với nhiều ưu điểm về tính thẩm mỹ, in dập nổi ngày càng được ưa chuộng trong ngành công nghiệp in ấn hiện đại. Hunufa đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về in dập nổi nhằm giúp bạn có thêm sự lựa chọn kỹ thuật in ấn cho doanh nghiệp của bạn.